Dựa vào tốc độ phát triển thể chất của con người qua mỗi thời kỳ, các nhà khoa học đã chia ra 4 giai đoạn cơ thể tăng trưởng mạnh mẽ nhất về chiều cao.
Trẻ phát triển chiều cao ngay từ khi còn trong bụng mẹ
Chiều cao của một con người được bắt đầu ngay trong giai đoạn hình thành bào thai. Khi được 20 tuần tuổi sẽ bắt đầu hình thành xương, cung hàm, mầm răng… Chính vì thế, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời kì này tác động rất lớn đến sự phát triển toàn diện của thai nhi, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự tăng chiều cao trong tương lai của trẻ.
Nếu giai đoạn này mẹ được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất nhất là Canxi, thì khi thai nhi sinh ra sẽ có chiều dài tối đa khoảng 50 cm. Đó chính là lý do tại sao người ta thường gọi thai kỳ là giai đoạn vàng phát triển toàn diện cho trẻ trong tương lai.
Đây là giai đoạn trẻ có sự phát triển chiều cao mạnh mẽ nhất. Khi được chăm sóc tốt, năm đầu trẻ có khả năng tăng 15 cm và trong 2 năm tiếp theo, mỗi năm tăng 10cm. Tổng cộng trong 3 năm này trẻ sẽ có cơ hội tăng chiều cao thêm 45 cm.
Từ 0-3 tuổi nếu được chăm sóc tốt tổng cộng trẻ sẽ cao được 45 cm
Bên cạnh đó, từ 0-3 tuổi, cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển toàn diện về trí não và tư duy. Lúc này trẻ sẽ tập đi, tập nói, biết quan sát, biết nhận xét. Do đó, đây không chỉ là giai đoạn vàng để phát triển chiều cao cho con mà còn là khoảng thời gian đặt “nền móng” hình thành tính cách, tâm hồn của trẻ.
Tuy nhiên, giai đoạn này trẻ bắt đầu mọc răng, rất biếng ăn, cơ thể dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp. Để đảm sự phát triển tốt nhất cho con, bạn cần chú ý các điều sau:
Giai đoạn từ 4-10 tuồi trẻ tăng từ 6-7 cm/năm
Giai đoạn này tốc độ phát triển chiều cao của trẻ chậm hơn so với thời kỳ 0-3 tuổi. Mỗi năm trẻ có thể cao thêm được khoảng 6-7 cm. Đây là giai đoạn bước đệm chuẩn cho bước ngoặt lớn khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, với tốc độ phát triển chiều cao vô cùng mạnh mẽ.
Thời kì này, lượng Canxi cần bổ sung cho trẻ luôn ở mức khá ổn định:
Đây được xem là giai đoạn “nước rút”, là cơ hội cuối cùng cha mẹ có thể tác động để thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao cho con. Thông thường, bé gái sẽ bắt đầu và kết thúc tuổi dậy thì sớm hơn bé trai. Tuổi dậy thì của bé gái là từ 10 – 16 tuổi, còn của bé trai là 13 – 18 tuổi.
Tuy nhiên trong khoảng thời gian này, tốc độ phát triển chiều cao của trẻ không tăng đều theo từng năm, mà sẽ có 1 – 2 năm tăng vọt từ 8-12 cm. Chúng ta không thể biết rõ thời gian trẻ tăng chiều cao mạnh nhất rơi vào năm nào. Chính vì vậy, trong suốt thời gian dậy thì, cha mẹ cần có sự quan tâm đặc biệt, không chỉ chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, mà còn phải khuyến khích con vận động, sinh hoạt, ngủ nghỉ hợp lý để đạt được chiều cao tối ưu nhất.
Nếu để “tuột” mất “cơ hội vàng” này muốn trẻ có được chiều cao lý tưởng là rất khó. Bởi vì sau độ tuổi dậy thì, xương sẽ ngừng phát triển hoặc nếu phát triển thì rất chậm. Phần lớn, đối với bé gái quá trình tăng chiều cao sẽ dừng lại ở năm 22 tuổi, còn bé trai là năm 25 tuổi.
Vì vậy, để giúp con phát triển chiều cao tối ưu, cha mẹ cần theo sát trẻ trong từng giai đoạn để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Đồng thời, hãy dẹp bỏ suy nghĩ chiều cao của con sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào gen di truyền, trên thực tế nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố, nên các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ những kiến thức căn bản này để nuôi con cao lớn và khoẻ mạnh hơn.